Du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản khác nhau như thế nào?

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Sau khi tốt nghiệp THPT, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản”. Bởi Nhật Bản được xem là thị trường tiềm năng để có thể tích lũy tài chính cũng như nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi du học.

Hãy cùng chúng tôi so sánh những thuận lợi, hạn chế giữa hai hình thức đi nước ngoài này để giúp các bạn trẻ có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho tương lai của mình.

Chi phí và thủ tục, lựa chọn nào đơn giản hơn?

Để có thể đi du học Nhật Bản người học phải mất ít nhất là 4 tháng học tiếng Nhật, làm thủ tục hồ sơ cá nhân và khoản phí bước đầu họ phải chi trả là 7.000 – 11.000 USD nhưng không cần đặt cọc.

Tiết kiệm hơn, những người xuất khẩu lao động Nhật Bản chỉ phải bỏ ra khoảng 5, 500 – 6,500 USD, mức phí này tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn. Bạn sẽ phải kiểm tra về sức khỏe, cân nặng, chiều cao… Học ít nhất 6 tháng tiếng Nhật và có đầy đủ hồ sơ cá nhân.

Rỏ ràng tiết kiệm được ít tiền mặt nhưng đổi lại bạn cần đầu tư nhiều hơn về kỹ năng và sức khỏe.

Cuộc sống và công việc của du học sinh và người lao động tại Nhật

Du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Theo quy định của Nhật Bản, du học sinh được phép làm 4 giờ/ngày cả thứ 7 và chủ nhật với thu nhập khoảng 26 – 30 triệu đồng/tháng. Trừ đi các khoản phí: ăn uống, nhà ở, tầu xe, điện thoại, điện nước,… sẽ còn lại khoảng 17 – 21 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, làm việc khi đi du học Nhật Bản không có nhiều lựa chọn, thông thường vẫn là làm quán ăn, dọn dẹp, khách sạn, cửa hàng,… Quy định của chính phủ Nhật là chỉ cho phép du học sinh được làm việc 28 tiếng/tuần (từ 4h/ngày). Những việc này là làm thêm nên có thể nghỉ bất cứ lúc nào, không có tính chất ổn định, không có chế độ khác.

Lao động xuất khẩu Nhật Bản vất vả hơn, họ sẽ phải làm 8h/ngày có thể làm cả thứ 7, chủ nhật. Với thu nhập khoảng 14man/tháng (chưa làm thêm) tương đương 28 triệu VNĐ/tháng (trong đó sẽ bị trừ các khoản như thuế, bảo hiểm, tiền nhà, điện nước,… thì người lao động còn khoảng 10man tương đương 20 triệu VNĐ/tháng).

 Xét về thu nhập, du học sinh được ưu đãi và có thu nhập cao hơn. Nhưng thay vào đó họ phải nỗ lực để duy trì song song giữa học tập và công việc. Còn lao động xuất khẩu họ chỉ cần giữ sức khỏe và làm việc.

Thời gian xuất cảnh và quản lý của du học sinh và người xuất khẩu lao động

Du học sinh có thể xuất cảnh trong thời gian 5-6 tháng và về nước trong những dịp lễ. Còn lao động xuất khẩu, từ 6 – 12 tháng (có thể hơn) mới được xuất cảnh, không có đặc cách về nước trong dịp lễ Tết. Đặc biệt, lao động xuất khẩu sẽ bị quản lý chặt chẽ đến khi hết hạn hợp đồng 3 năm.

Sự khác nhau về học tập và ngôn ngữ

Du học sinh ngoài việc học tập ở trường sẽ được giao tiếp với rất nhiều người khác bên ngoài. Vì vậy họ sẽ được học rất nhiều, vốn tiếng cũng cải thiện đáng kể. Trong khi đó, lao động xuất khẩu chỉ được được giao tiếp trong khuôn khổ công việc và ít được tiếp xúc với bên ngoài.

Du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản , bạn có nhiều cơ hội thăm thú đất nước và con người nơi đây. 

Định hướng tương lai

Du học sinh có thể lưu trú tối thiểu 4 năm nếu học trường chuyên môn, tối đa là 6 năm nếu học lên Đại Học. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể về nước hoặc gia hạn ở lại Nhật Bản học, làm việc. Công việc sau khi tốt nghiệp thường ở những doanh nghiệp, công ty nước ngoài, hoặc kinh doanh riêng. Mức thu nhập có thể 40 – 50 triệu/tháng, được hưởng mức lương như người Nhật và có thể làm việc, định cư lâu dài ở Nhật.

Không được như du học sinh, người lao động xuất khẩu đi làm theo dạng hợp đồng nên sẽ về nước ngay sau khi kết thúc kỳ hạn 3 năm và được gia hạn thêm 2 năm nếu như chủ lao động muốn ký thêm hợp đồng với bạn. Không được gia hạn cư trú cũng như quay trở lại theo con đường lao động sau khi về nước.

Bạn có biếtNgồi làm việc sai tư thế nguy hiểm như thế nào không?

Du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Tàu điện ở Nhật Bản. 

Nên đi Xuất khẩu lao động hay Du học?

Vấn đề này luôn được thắc mắc và phân vân nhiều nhất, vì mỗi lĩnh vực đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Điều đầu tiên chúng ta phải làm là xác nhận khả năng tài chính của bản thân. Chi phí đi du học sẽ nhiều hơn so với chi phí đi lao động. Nếu bạn có đủ khả năng về tài chính, tuổi còn trẻ thì bạn nên đi du học. Vì sao ư? với việc đảm bảo tài chính, bạn sẽ tập trung được hết thời gian vào việc học, có thời gian tìm hiểu về con người và đất nước mà các bạn đang học tập. Cơ hội giao lưu, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau từ các bạn tới từ các quốc gia khác.

Nếu khả năng tài chính của bạn bị eo hẹp, chi phí đi từ nguồn vốn vay là chính thì bạn nên đi theo hướng XKLĐ. Vì đi theo hướng XKLĐ, sau vài tháng bạn đã có thể gửi tiền về để thanh toán được một phần khoản vay để đi và trong một năm đầu bạn đã có thể thanh toán được hết khoản vay.

Vậy đấy, đến đây bạn có thể cho mình một lựa chọn đúng đắn nhất phù hợp với khả năng của bản thân. Chúc bạn thành công.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.