Chi phí thực tế đi xuất khẩu lao động năm 2017 tại Nhật là bao nhiêu?

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Theo Quy định mới nhất của Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội, mức chi phí người lao động phải trả khi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản vào năm 2017 sẽ giảm rất nhiều. Theo đó mức phí thực tế chỉ vào khoảng 110 triệu đến 170 triệu, thấp hơn nhiều so với các năm trước. 

Chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đã mang lại những lợi ích mà ai cũng thấy được. Nhưng trước đây để đi được thì phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn. Những năm 2015 trở về trước, chi phí để đi theo chương trình Xuất khẩu lao động Nhật Bản vào khoảng 230 triệu VNĐ đến 280 triệu VNĐ. Bắt đầu từ cuối năm 2015 đến cuối 2016 thì hầu hết các công ty làm dịch vụ, đưa người đi lao động tại Nhật Bản đều giảm tối đa các khoản chi phí, nhằm mục đích tuyển chọn được nhiều lao động. Vậy chi phí thực tế để đi là bao nhiêu?

Hiện nay hầu hết các khoản chi phí đi XKLĐ Nhật Bản đều giảm, mức giảm cụ thể tùy vào từng ngành nghề như sau:

– Đơn hàng liên quan đến xây dựng: Phí xuất cảnh >100 triệu vnđ hoặc <100 triệu vnđ – Đã bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

– Đơn hàng nông nghiệp:  Phí xuất cảnh >100 triệu vnđ hoặc <100 triệu vnđ  – Không phải đặt cọc. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

– Đơn hàng cơ khí như, tiện, hàn… :  Phí xuất cảnh >100 triệu vnđ hoặc <100 triệu vnđ , bỏ đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

– Đơn hàng điện tử:  Phí xuất cảnh >100 triệu vnđ hoặc <100 triệu vnđ – bỏ tiền đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

– Đơn hàng làm trong nhà máy xí nghiệp (thực phẩm, thủy sản, đóng gói, lắp ráp…):  Phí xuất cảnh >100 triệu vnđ hoặc <100 triệu vnđ – bỏ tiền đặt cọc chống trốn. Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

– Đơn hàng may mặc:  Phí xuất cảnh giảm còn 3.000 USD đến 4.000 USD tùy từng đơn hàng – Bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn . Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

– Đơn hàng Thủy sản:  Phí xuất cảnh giảm còn khoảng 4.000USD – 5.000USD  (tùy từng đơn hàng: Nuôi trồng thủy sản phí khoảng 4.000 – 4.500 USD, chế biến thủy sản 4.500 – 5.000 USD) – Bỏ khoản tiền đặt cọc chống trốn . Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển tuỳ theo quy định của từng nghiệp đoàn.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017 giảm chi phí

Một số đơn hàng khác phí xuất cảnh khoảng từ 4.000 – 5.500 USD. Bỏ đặt cọc chống trốn + Tiền ăn + ở + học + phụ phí theo quy định của từng nghiệp đoàn.

Ngoài ra còn một số khoản khác như: Tiền đồng phục, tiền khám sức khỏe, tiền làm hộ chiếu,… lao động tự chi trả .

Với mức phí như trên thì hiện nay để đi được sang Nhật Bản làm việc người lao động chỉ phải bỏ ra khoảng từ 110 triệu VNĐ đến 170 triệu VNĐ (tùy theo đơn hàng) là đã đi được. Các năm trước đây thì để đi XKLĐ Nhật Bản người lao động phải bỏ ra khoảng từ 170 triệu đến 280 triệu. Đây quả là một trong những thông tin rất vui đối với lao động.

Quy định về mức phí đi XKLĐ của bộ LDTB&XH:

Quy định mới nhất về phí xuất khẩu lao động tại thông tư liên tịch số 16 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài Chính, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tuyển người đi lao động tại nước ngoài chỉ được phép thu tối đa 1 tháng tiền lương cơ bản cho phí môi giới và 1 tháng cho dịch vụ trên mỗi năm làm việc. Tiền lương để tính phí không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ.

 
Đồng Yên Nhật

Trong đó có các khoản:

– Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ LDTB&XH.

Tiền phí môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới. Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

– Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Nhưng hiện nay vẫn còn một số công ty làm ăn chộp giật, làm trái với quy định của bộ LDTB&XH vẫn thu các khoản chi phí để đi XKLĐ Nhật Bản là rất cao, nhiều công ty vẫn thu phí xuất cảnh vào khoảng 6.500 USD đến 7.500 USD, tiền đặt cọc chống trốn vào khoảng 2.000 USD đến 3.000 USD, tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển nhiều công ty thu vào khoảng 1.300 đến 1.500 USD. Tiền môi giới ngoài thu trên 1.000 USD.

Ngoài ra một số công ty còn thu các khoản khác như: 

– Phí môi giới (thường gọi là tiền chống trượt visa, hồ sơ, tiền cảm ơn các phòng ban) từ 500 USD đến 1.000 USD.

– Phí làm chứng chỉ nghề 100 USD. 

– Tiền sách vở học tập khoảng 100 USD. 

Để tránh bị môi giới xuất khẩu lao động lôi kéo, lừa gạt, người lao động hãy tham khảo, tìm hiểu các công ty có giấy phép XKLĐ Nhật Bản để được tư vấn chi tiết. 

***Lưu ý: Đối với các bạn không đủ kinh phí để đi, Công ty sẽ hỗ trợ vay vốn ngân hàng.

 

Xem thêm bài viết: 

– Thu nhập trung bình khi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?

– Những điều cần biết để sáng suốt khi quyết định xuất khẩu lao động Nhật

– 13 điều bạn không thấy ở nơi nào khác ngoài nước Nhật

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.