Lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn sẽ bị xử phạt thế nào?

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn sẽ bị xử phạt thế nào là câu hỏi của rất nhiều người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước Nhật. Bài viết dưới đây có thể là câu trả lời bạn đang tìm kiếm.

 

Từ lâu, Nhật Bản luôn là thị trường lao động cao cấp hấp dẫn nguồn lao động của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là là các nước thuộc khu vực châu Á như: Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Philipines và Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản tiếp nhận khoảng 60.000 lao động từ nhiều nước sang tu nghiệp trong các ngành nghề kỹ thuật.

Lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn sẽ bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, các thị trường lao động nước ngoài vẫn luôn xảy ra tình trạng những người lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc để kiếm mức thu nhập cao hơn. Thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cũng vậy, mặc dù con số thực tập sinh hay công nhân xuất khẩu bỏ trốn tại Nhật Bản không nhiều. Nhưng nó cũng ảnh hưởng nhiều tới uy tín của công ty đại diện đưa lao động hay thực tập sinh sang đây.
Trước tình trạng như vậy, phía Việt Nam cũng như Nhật bản cũng đã có những quy định về việc xử phạt các lao động bỏ trốn nghiêm khắc. Ngoài việc răn đe thì việc giáo dục rèn luyện tư tưởng ngay từ khi được đào tạo là vô cùng quan trọng.

Lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn sẽ bị xử phạt thế nào?

Đại đa số những người vi phạm Luật Xuất nhập quốc là các đối tượng làm việc bất hợp pháp như: xây dựng, công nhân, chiêu đãi viên, tiếp viên, phục vụ nhà hàng, quán rượu, thợ nấu ăn,…

Theo Bộ Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản, đối với lao động bất hợp pháp, cần phải tăng cường kiểm soát các nhà môi giới và chủ doanh nghiệp bất lương, có những biện pháp xử lý xác đáng, giúp và hướng dẫn cho chủ DN hiểu biết rõ hơn.

Theo quyết định của thông tư mới nhất, lao động Việt sang Nhật Bản xuất khẩu, bỏ trốn ra ngoài sẽ bị xử Phạt 100 triệu đồng. Đây là nội dung của nghị định 95 xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Những trường hợp bị xử phạt gồm:

1. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi đã kết thúc hợp đồng đơn hàng và đã hết hạn cư trú.
2. Bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng và ra ngoài làm việc khác.
3. Nhập cảnh nước tiếp nhận lao động nhưng không đến nơi làm việc theo hợp đồng.

Chính sách xử phạt lao động Việt tại Nhật bỏ trốn

Nếu vi phạm 1 trong 3 trường hợp trên, người lao động sẽ bị phạt từ 80 – 100 triệu và cấm làm việc ở nước ngoài từ 2 -5 năm.

Lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo thông tư hướng dẫn thi hành nếu quyết định xử phạt không thể giao trực tiếp đến người vi phạm sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND xã nơi người bị phạt cư trú. Nếu người bị phạt không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Số tiền nộp phạt này sẽ chuyển vào kho bạc nhà nước.

Một trong số những biện pháp mà Chính Phủ Nhật Bản áp dụng hiện nay là cấm các hộ gia đình Nhật Bản cho người lao động nước ngoài bỏ trốn thuê nhà, cấm các công ty kinh doanh tiếp nhận những đối tượng này.

Ngoài ra, phạt người lao động tại Nhật bỏ trốn hơn 3.000.000 yên (tương đương khoảng gần 500 triệu đồng) nếu vi phạm những điều trên.

Tại Nhật cũng đã có sự thắt chặt quản lý, truy bắt tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ trốn như cấm các gia đình cho thuê nhà ở, cấm các công ty thuê lao động bỏ trốn.

Lao động xuất khẩu Nhật bản vô cùng khó khăn, bạn có thể gặp những khó khăn về ngôn ngữ, sinh hoạt, tình cảm,… và đôi khi bị cám dỗ bởi đồng tiền mà có những quyết định bỏ trốn ra ngoài làm việc. Hãy suy nghĩ kỹ và tốt nhất là không nên thực hiện hành vi đó vì nó không hề mang lại nhiều lợi ích cho bạn và cho Cộng Đồng.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.