Xuất khảu lao đông Nhật có nên chọn ngành xây dựng?

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Xây dựng tại Nhật là ngành ổn định, lao động xuất khẩu có thể nhận mức lương tốt và được gia hạn hợp đồng. Nhưng ngành này vẫn có những hạn chế riêng. Quyết định có nên xuất khẩu ngành xây dựng hay không bạn nên cân nhắc kỹ về những ưu nhược điểm của ngành này.

 

Những điểm hạn chế của ngành xây dựng
1. Môi trường làm việc khá khắc nghiệt.
Đa phần các đơn hàng xây dựng thường phải làm việc ngoài trời, mà đã làm việc ngoài trời thì không thể tránh được nắng, mưa, sương gió, mùa đông ở đây thường có cả mưa tuyết, mùa hè cũng khá nóng nực.

2. Giờ làm thêm bị hạn chế.
Với các bạn làm việc tính lương theo giờ thì xây dựng thường ít giờ làm thêm hơn so với các ngành nghề khác. Đặc thù làm việc ngoài trời nên khó có thể làm việc khi trời tối, trừ những dự án gấp có tăng cường ca đêm, đèn điện để tiếp tục công việc. Hiện nay đa phần các công trình xây dựng tại Nhật Bản đều tăng cường ca đêm, đèn điện chiếu sáng nhằm đẩy nhanh tiến độ kịp phục vụ Olympic 2020 nên việc làm thêm cho người lao động cũng khá nhiều.
3. Yêu cầu cao về mặt sức khỏe.
Tuy những công việc nặng nhọc như bê, vác người lao động thường không phải dùng tay chân mà toàn dùng máy, nhưng do môi trường làm việc ngoài trời, thời tiết nhiều khi khắc nghiệt, nắng gió,.. nên các bạn khi đi lao động ngành xây dựng cần có một nền tảng sức khỏe tốt, bền bỉ.

Xuất khảu lao đông Nhật có nên chọn ngành xây dựng?

 Ưu điểm mà người lao động không thể bỏ qua
1. Đơn hàng nhiều, yêu cầu không cao, chi phí thấp.
Để chuẩn bị cho olympic 2020 Nhật Bản đang gấp rút hoàn thành các công trình xây dựng lớn chính vì thế họ cần tuyển rất nhiều lao động, và họ không yêu cầu cao về trình độ cũng như bằng cấp, chi phí của ngành này cũng thấp hơn hẳn so với các ngành nghề khác chính vì thế người lao động rất dễ.

2. Ít rủi ro về hợp đồng, công việc ổn định.
Khảo sát thông tin từ một số đơn vị làm thị trường lao động Nhật, các đơn hàng xây dựng có tỷ lệ hủy cực kỳ thấp, các vấn đề như xí nghiệp hoạt động yếu kém không thể tiếp nhận hay phá sản rất ít, nếu có nghiệp đoàn thường chuyển xí nghiệp cho người lao động được ngay
Lương người lao động khá ổn định, nằm trong khung 120.000 – 180.000 yên/tháng về tay trong năm làm việc thứ 2,3. Tỷ lệ lao động đi rất nhiều nên không tránh được một số ít trường hợp lương thấp, ít việc và phản hồi tiêu cực về công việc này gây hoang mang đến nhóm lao động chưa xuất cảnh.

3. Được đi lại lần 2 và được gia hạn hợp đồng từ 3 lên 5 năm.
Riêng với ngành xây dựng, TTS ngành xây dựng đã về nước đúng hạn có thể quay lại Nhật Bản thêm 1 lần nữa. Các TTS đang làm việc có thể gia hạn lên 5 năm, chính sách này đã được áp dụng trong năm 2016 này.

Xem thêm:

4. Nhật Bản vẫn đang cần rất nhiều lao động ngành xây dựng.
Ước tính từ nay đến 2020, mỗi năm Nhật Bản cần 150.000 lao động nước ngoài ngành xây dựng. Chúng ta là nước có tỷ lệ TTS nhiều thứ 2 tại Nhật (sau Trung Quốc), năm 2015 có 28.000 TTS sang Nhật làm việc trong các ngành nghề JITCO(*) cho phép, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu của Nhật Bản.

(*) JITCO là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động nước ngoài tại Nhật Bản.
☀ Qua những chia sẻ trên hi vọng các bạn đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có cái nhìn trực quan, chính xác hơn về ngành xây dựng tại Nhật Bản qua đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn nhất.
Có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn trong hơn 100 ngành nghề Nhật Bản tuyển TTS Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua xây dựng tức là bạn đã lỡ đến gần 80% cơ hội sang Nhật dễ dàng. Xây dựng là ngành Nhật Bản cần nhân lực nước ngoài Nhất, trong số lao động nam sang Nhật Bản làm xây dựng chiếm đến 80%.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.