Du học Nhật Bản tự túc: chưa kịp vui đã vội buồn

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Du học Nhật Bản là cụm từ vô cùng quen thuộc trong những năm gần đây. Các trung tâm du học mọc ra ngày một nhiều. Có người mong muốn đi du học để học lấy một cái ngành. Có người du học thực chất là xuất khẩu lao động trá hình.  Hình thức “tự túc” phát triển rầm rộ. Đôi khi họ chưa kịp vui đã vội buồn.

Niềm vui về một tương lai đẹp

Hầu như bất cứ ai xách vali lên đường du học Nhật bản đều mang trong mình niềm phấn chấn vì cuộc đời lật sang một trang mới. Nhật Bản giống như cánh cửa tương lai đầy hứa hẹn. Một đất nước hiện đại, một ngôi trường lý tưởng, những hàng ghế hội trường Đức Khang chật cứng sinh viên…

Nhật Bản không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Hệ thống giáo dục đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Anh. Nền giáo dục của  xứ sở hoa anh kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại. Môi trường học tập ở đây luôn là một niềm đáng mơ ước. Những điều đó được các công ty tư vấn lý tưởng hóa cao độ khiến cho từ phụ huynh đến sinh viên để cảm thấy khó chối từ. Họ đã mơ về một tương lai mà khi tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và bằng cấp sẽ hơn hẳn, con đường thành công rộng mở rất nhiều. Họ mơ về những công vịệc làm thêm với mức thu nhập cao từ 30 – 50 triệu đồng/ tháng. Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng ở Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…”. Đó là những niềm vui được nhen nhóm trong lòng bất kỳ một du học sinh nào khi đặt chân đến Nhật. Nhưng sự thực khiến họ nhanh chóng bị vỡ tan ảo tưởng này.

Du học Nhật Bản tự túc: chưa kịp vui đã vội buồn

Nỗi buồn đến quá nhanh

Sau khi những chiếc máy bay cất cánh là gánh nặng về mức du học phí lên tới 100-200 triệu đồng. Những ngày tháng còn lại của gia đình là thời gian tiếp tục ăn tiêu tằn tiện để trả nợ. Du học sinh đặt chân đến Nhật với lời hứa hẹn về một ngôi trường tốt với điều kiện sống “như mơ”. Nhưng thực tế thì thay vì được ở phòng ốc khang trang, kí túc xá từ 2 – 3 sinh viên như trong hợp đồng, họ bị “nhồi nhét” 8 sinh viên trong một căn phòng 20m2 (6 trai, 2 gái).

Xem thêm:

Đến Nhật, các du học sinh phải xoay sở, chật vật trang trải chi phí hàng ngày. Giấc mộng làm thêm kiếm 30 triệu đồng/ tháng bị tan vào không khí. Với kĩ năng tiếng Nhật bập bẹ, rất khó để họ kiếm được một công việc đúng nghĩa. Trong khi mức chi tiêu ở Nhật khá đắt đỏ. Những ngày tháng trôi qua với các du học sinh vô cùng khó khăn.

Du học Nhật Bản tự túc: chưa kịp vui đã vội buồn

Dù xin được việc làm thêm tốt thì công việc cũng vắt kiệt sức lực khiến cho những giờ ngồi học miệt mài trên bàn học tại lớp rơi vào tình trạng gật gù. Hết giờ học lại quay về với guồng làm việc. Có nhiều bạn mệt lả, không còn đủ sức để đi học nữa, nhưng những khó khăn gặp phải đó các bạn cũng không bao giờ dám nói cho gia đình biết. Túng quẫn, có trường hợp làm liều trộm cắp, có bạn trốn học ra ngoài sống vất vưởng nhờ bạn bè được vài tháng nhưng vì không có giấy tờ hợp pháp nên bị bắt về nước, lúc đó các khoản nợ từ ngân hàng, từ anh em…  Tương lai được khép lại bằng hai chữ “nợ nần”.

Du học Nhật Bản là một hướng đi tốt. Tuy nhiên nếu không đúng cách hoặc chọn cách du học tự túc quá tràn lan chắc chắn hiệu quả không cao mà lại khiến cho bạn rơi vào vòng luẩn quẩn, tương lai tươi sáng thì ít mà phải bắt đầu làm lại thì nhiều. Hãy cân nhắc thật kỹ để con đường du học của mình thực sự là con đường gây dựng tương lai bạn nhé!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.