Tinh túy nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Văn hóa uống trà có ở nhiều quốc gia nhưng nhắc tới trà đạo là người ta nghĩ ngay tới xứ sở Phù Tang. Từ lúc khởi nguyên, trà đạo đã điểm thêm nét tinh khiết và hài hòa vào cuộc sống của người Nhật. Nó thể hiện sự lãng mạn, nét kín đáo và sự thanh sạch trong một xã hội vốn rất coi trọng trật tự. Người Nhật xem nghi thức thưởng trà như một cách để nhẹ nhàng hoàn thiện những nét không hoàn thiện trong cuộc đời này.

Thói quen uống trà có công dụng giúp thư giãn, sảng khoái tinh thần và củng cố sức khỏe. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó chính là trà đạo.Tinh thần trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”. Đó là sự hài hòa, kính trọng, thanh thản và tịch lặng. Bốn chữ này như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.

Trà thất, nơi dành riêng cho việc thưởng trà bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 16 và có ảnh hưởng lớn tới kiến trúc Nhật Bản. Đặc điểm lớn nhất của nó là giản dị về trang trí, thanh bần về kiến trúc và nhỏ nhắn về quy mô. Ngay trong phòng trà cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, không có bàn ghế mà chỉ trải 8 tấm tatami hay chiếu tre được sắp xếp thành hình vuông trông rất đẹp và trang nhã. Ngoài tranh, thơ, lọ hoa thì hầu như trà thất không trang trí thêm gì với mục đích hướng tới sự thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.

Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.

Tham khảo thêm: Tủ giám đốc Hòa Phát tại Đức Khang hiện đại phong cách cho văn phòng Việt.

Tinh túy nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây với những chiếc bàn nhỏ gọn, lấy ý tưởng thiết kế theo kết cấu của con người Nhật Bản. Những kiểu bàn trà này thường bằng gỗ, chân thấp, kiểu dáng đơn giản, màu sắc giản dị, màu vân gỗ giống với vân gỗ tự nhiên mang đặc trưng của nền văn hóa Nhật. Mang đến cho không gian phòng khách vẻ đẹp tĩnh tại, ấm cúng mà vẫn ăn ý với bộ sofa hiện đại. Như vậy không nhất thiết phải tới phòng trà bạn vẫn có thể thưởng thức tinh hoa trà đạo Nhật Bản ngay tại nhà mình.

Mang âm hưởng của bàn uống trà kiểu Nhật, bàn trà chân thấp hoặc bàn trà khối hộp Đức Khang không chỉ là vật dụng trang trí cho không gian phòng khách nhà bạn thêm đẹp hơn mà còn là nơi để bạn thưởng thức những ly trà nóng, nghe những bản nhạc du dương khiến lòng người tĩnh tại.

Bàn trà Đức Khang đơn giản nhưng không kém phần hiện đại. Bề mặt dán Veneer sơn phủ PU 3 lớp, ghép vân trang trí mộc mạc, màu sắc tự nhiên với gam màu nâu, vàng. Bạn có thể sử dụng thảm ngồi mà không phải sử dụng ghế sofa rất tiện lợi.

Tuy đơn giản về kiểu dáng, màu sắc nhưng bạn vẫn có thể tìm được những nét riêng trong cách kết hợp giữa bàn với thảm, ghế sofa cũng như nội thất chính trong nhà để tạo nên một không gian khác biệt. Nội thất Đức Khang luôn đưa ra những mẫu mới, độc đáo để thiết kế cho bạn những mẫu bàn trà ưng ý. Xem thêm nội thất văn phòng của Fami.

Cùng thưởng thức trà theo phong cách Nhật Bản và cảm nhận những dư vị tinh tế trong tâm hồn thư thái!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.