Các tiêu chí đánh giá một giáo viên mầm non “giỏi nghề”

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Dựa vào điều gì để đánh giá giáo viên mầm non có lành nghề hay không. Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá về sự lành nghề của một giáo viên mầm non.

Việc giảng dạy của một giáo viên mầm non sẽ tác động không nhỏ đến tính cách của trẻ sau này. Vậy có những tiêu chí nào để đánh giá một giáo viên mầm non “giỏi nghề”. Hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của quinndanphuong.edu.vn.

Thế nào là một giáo viên mầm non lành nghề

1. Có kiến thức sư phạm vững chắc

Điều quan trọng không thể thiếu của một người giáo viên mầm non đó là phải vững kiến thức chuyên môn qua việc phải có tối thiểu bằng cấp là bằng trung cấp mầm non. Người giáo viên giỏi là người phải không ngừng học hỏi, ứng dụng những cách tiếp cận mới trong lĩnh vực giảng dạy của mình để có thể truyền đạt một cách đầy đủ nhất vốn kiến thức cho trẻ.

Biết lắng nghe những quan điểm của các em và biết cách làm cho các em nhỏ hòa đồng, chủ động tham gia vào quá trình dạy và học cũng như vui chơi, sinh hoạt tập thể. Thường xuyên đặt ra những tình huống, những câu hỏi sáng tạo cho các bé phát triển, thảo luận, khơi gợi khả năng sáng tạo. Và phải nắm chắc kiến thức sư phạm:

Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non

  • Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non.
  • Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật.
  • Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non.
  • Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.

Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non

Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non

  • Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ.
  • Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
  • Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
  • Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.

Kiến thức cơ sở chuyên ngành

  • Kiến thức về phát triển thể chất.
  • Kiến thức về hoạt động vui chơi.
  • Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học.
  • Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.

Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non

  • Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ.
  • Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.
  • Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.
  • Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non

  • Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác.
  • Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội.
  • Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.
  • Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.

Về các vấn đề khác của trường mầm non, bạn có thể tham khảo tại Bí quyết chọn trường mầm non cho con dể chọn được trường mầm non tốt cho con.

2. Cách giảng dạy thông minh, sáng tạo

Bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn vững chắc, các giáo viên mầm non còn phải biết ứng dụng những điều đã được học vào quá trình giảng dạy tạo ra được phong cách giảng dạy sáng tạo, thu hút.

Một người giáo viên mần non giỏi là người biết làm sao để thu hút được sự chú ý và tạo được hứng thú cho các em trong quá trình học.

Cách giảng dạy của giáo viên mầm non

Một cách giảng dạy tốt sẽ ảnh hưởng khôg nhỏ đến sự tư duy sáng tạo của các en sau nay. Dù muốn hay không, khi đã là giáo viên mầm non, tức là bạn đã trở thành một hình mẫu người mẹ thứ 2 cho các bé noi theo và lời nói, hành động của bạn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của các bé. Vì vậy, việc cư xử một cách mẫu mực, tích cực và tự tin sẽ có tác động rất tốt đến trẻ.

3. Tuân thủ quy định tại nơi công tác:

Dù ở bất kỳ một công việc nào, người luôn tôn trọng những quy định của cơ quan sẽ tạo được ấn tượng tốt, cũng như xây dựng được cho mình hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt mọi người. Là một giáo viên mầm non, đức tính này càng quan trọng và không thể thiếu.

 Trong khi điều này còn thể hiện sự coi trọng của người giáo với trẻ nhỏ và ý thức trách nhiệm của người giáo viên đối với nghề nghiệp của mình. Vì vậy, cần xây dựng hình ảnh tốt đẹp, chuyên cần trong mắt trẻ nhỏ, đồng nghiệp và phụ huynh trong quá trình làm việc.

Bài viết được cung cấp bởi https://giasuviet.com.vn/

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.