Những thay đổi trong chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2016

0

Cập nhật lần cuối vào 05/01/2021

Thay đổi chi phí xuất khẩu lao động  (XKLĐ) Nhật Bản năm 2016 và những thông tin cần thiết khác khi đi XKLĐ Nhật là những nội dung chính sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Quy định về mức phí đi xuất khẩu lao động năm 2016 cụ thể ra sao?

Quy định mới nhất về phí xuất khẩu lao động tại thông tư liên tịch số 16 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài Chính, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tuyển người đi lao động tại nước ngoài chỉ được phép thu tối đa 1 tháng tiền lương cơ bản cho phí môi giới và 1 tháng cho dịch vụ trên mỗi năm làm việc. Tiền lương để tính phí không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ.

Trong đó có các khoản:

– Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ LDTB&XH.

Tham khảo thêm: Một số ngành nghề phổ biến trong xuất khẩu lao động

– Tiền phí môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới. Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

– Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Những thay đổi trong chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2016

2. Chi phí thực tế đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2016 hết bao nhiêu?

Hiện nay hầu hết các khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều giảm, mức giảm cụ thể như sau:

Năm 2016 phí xuất cảnh giảm còn giao động từ 3500 USD đến 6000 USD tùy vào các đơn hàng.

Góc nội thất: Bạn muốn thay đổi không gian sống của mình bằng việc bài trí nội thất. Vậy bạn đã nắm bắt được những xu hướng thiết kế sẽ lên ngôi trong năm 2016 chưa? Tham khảo 5 xu hướng thiết kế nội thất nổi bật năm 2016 để có một không gian mang phong cách riêng của mình nhé!

  • Đơn hàng liên quan đến xây dựng phí xuất cảnh còn 4500 USD đến 5500 USD.
  • Tiền đặt cọc chống trốn khoảng 1500 USD.  Tiền ăn, ở và học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 USD đến 1000 USD.
  • Đơn hàng nông nghiệp phí xuất cảnh còn 5000 USD – Không phải đặt cọc.  Tiền  ở và học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 USD.
  • Đơn hàng cơ khí như, tiện, hàn… phí xuất cảnh là 6000 USD cọc là 2000 USD. Tiền ăn, ở và học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 USD đến 1000 USD.
  • Đơn hàng điện từ phí xuất cảnh từ 5000 đến 6000 USD – tiền đặt cọc khoảng 1500 USD.  Tiền ăn, ở và học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 USD đến 1000 USD.
  • Đơn hàng làm trong nhà máy xí nghiệp như, thực phẩm, thủy sản, đóng gói, lắp giáp thì phí xuất cảnh từ 5000 USD đến 6000 USD – tiề đặt cọc đối với nữ từ 1000 đến 1500 USD. Đối với nam tiền đặt cọc từ 1500 đến 2000 USD.  Tiền ăn, ở và học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 USD đến 1000 USD.
  • Đơn hàng may mặc phí xuất cảnh giảm còn 3000 USD đến 4000 USD tùy từng đơn hàng – tiền đặt cọc chống trốn còn khoảng 1000 USD.  Tiền ăn, ở và học sau trúng tuyển trọn gói thường vào khoảng 800 USD đến 1000 USD.

Với mức phí như trên thì hiện nay để đi được sang Nhật Bản làm việc người lao động chỉ phải bỏ ra khoảng từ 130.000.000 VNĐ đến 150.000.000 VNĐ là đã đi được. Nhưng các năm trước đây thì để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động phải bỏ ra khoảng 230.000.000 VNĐ đến 280.000.000 VNĐ. Đây quả là một trong những thông tin rất tốt đối với lao động.

Nhưng hiện nay vãn còn một số công ty làm ăn chộp giật, làm trái với quy định của Bộ LĐTB&XH vẫn thu các khoản chi phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là rất cao, nhiều công ty vẫn thu phí xuất cảnh vào khoảng 6000 USD đến 7500 USD, tiền đặt cọc chống trốn vào khoảng 2000 USD đến 3000 USD. Trong khi đó, tiền ăn, ở và học sau trúng tuyển nhiều công ty thu vào khoảng 1300 đến 1500 USD.

Xem thêm: Những điểm trừ của lao động Việt Nam trong mắt ông chủ Nhật

Ngoài ra một số công ty còn thu các khoản khác như:

  • Phí môi giới (thường gọi là tiền chống trượt visa, hồ sơ, tiền cảm ơn các phòng ban) từ 500 USD đến 1000 USD.
  • Phí làm chứng chỉ nghề 100 USD.
  • Tiền sách vở học tập khoảng 100 USD và các khoản phí khác…

 

Vì vậy, trước khi có ý định đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, bạn cần nắm vững các quy định của Bộ LĐTB&XH để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn thành công!

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.